Dưới đây là tổng hợp bài giảng của cố võ sư Sầm Năng nói về cước pháp Vĩnh Xuân.
Nguyên lý các đòn đá
Để cho ra một đòn đá chính xác cần phải chú ý những điểm sau: luyện tập, nắm vững thời gian, khoảng cách vị trí, thăng bằng, đối tượng của đòn đá và độ nhanh nhạy.
Nắm vững thời gian là điều kiện quan trọng hàng đầu của tầt cả các kỹ thuật (vận dụng trong chiến đấu), điều này chỉ có thể đạt được thông qua kinh nghiệm và sự nỗ lực luyện tập. Nếu như yếu tố thời gian không nắm vững, thì cho dù động tác hoàn mỹ đến mấy cũng không thể giành thắng lợi được. Một số quyền thủ Vĩnh Xuân có thói quen dùng một phương thức chủ động nhưng cố định để ra các đòn cước; nhưng thực tế Vĩnh Xuân chú trọng ra đòn sau triệt đòn, để cho quyền thủ Vĩnh Xuân có thể vừa tiêu vừa đả thế tiến công của đối thủ. Khi ở trong trạng thái chuẩn bị, có thể cố gắng chiếm lấy trung lộ từ sự tiến công của đối phương hoặc cũng là để bổ trợ cho những thiếu sót về kỹ thuật.
Chính vì phương thức đá phần thân dưới của cước pháp Vĩnh Xuân, nên thông thường yêu cầu (quyền thủ Vĩnh Xuân) phải rất áp sát đối phương thì các đòn đá mới phát huy được tác dụng; đồng thời cũng vì khoảng cách ra đòn đá thông thường bằng với khoảng cách ra đòn tay, cho nên Vĩnh Xuân Quyền yêu cầu quyền thủ phải án chế được một bộ phận trên cơ thể đối phương mới ra cước, làm như thế là để tất cả các bộ phận thuộc cơ thể ta đều có thể tham gia vào đòn đánh, đồng thời mượn địch thủ làm điểm nâng đỡ cho sự cân bằng của ta. Một người mà một bộ phận chân tay bị khống chế thì càng dễ bị trúng đòn.
Khi mới bắt đầu luyện tập Vĩnh Xuân, (Vĩnh Xuân quyền thủ) thông thường áp dụng phương thức mặt đối mặt để luyện tập, lợi dụng các động tác đơn thủ hoặc tổ hợp song thủ tiến hành đối luyện; sau đó Vĩnh Xuân Quyền yêu cầu nhập nội từ một góc độ nào đó, bất kể từ chính diện hay phía cánh đều có thể dùng những động tác tinh tế hóa giải sự tiến công của đối phương.
Thăng bằng đòi hỏi một mã bộ vững chắc; khi nhấc một chân lên thì chân còn lại phải chịu toàn bộ lực từ cơ thể. Muốn khắc phục được nhược điểm của sự mất thăng bằng đem đến, Vĩnh Xuân Quyền huấn luyện học viên xoay thân, di chuyển và việc luyện cước, vào thời điểm đầu đều đem phần lớn trọng lượng cơ thể áp đặt lên một chân; vào thời điểm sau, (Vĩnh Xuân quyền thủ) có thể mượn địch thủ để giữ thăng bằng, trong lúc mượn một bộ phận cơ thể đối phương giữ thăng bằng đồng thời ra đòn cước.
Khi các bạn đã nắm vững những kỹ thuật này, Vĩnh Xuân Quyền có thể giúp các bạn phá vỡ hệ thống công thủ của đối phương một cách nhanh gọn hiệu quả. Chính bởi những kỹ thuật này, Vĩnh Xuân chú trọng đánh cận, nhằm một số bộ phận yếu hiểm trên cở thể làm mục tiêu, ví như đầu gối, háng, nếu ở khoảng cách xa thì những bộ phận như khớp, thận, xương sườn đều có thể trở thành mục tiêu. Những bộ phận có cơ bắp phát triển và các bộ phận mẫn cảm khác có thể trở thành đối tượng án chế. Nhưng, sự vận dụng các kỹ thuật này cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố như sự nắm bắt thời gian, cảm giác về cự li, vị trí, thăng bằng của đối thủ.
Việc vận dụng tri giác (tức da, phản xạ thần kinh) trong một khoảng cách ngắn nhất, với động tác tinh tế nhất có thể ảnh hưởng đến phản ứng của đối thủ chính là sở trường của các quyền thủ Vĩnh Xuân. Trong phạm vi tay dính tay, cự li ra đòn của tay và chân là giống nhau, khi bộ phận cước tiếp xúc với đối phương sẽ cảm nhận được sự thay đổi của góc độ và lực, Vĩnh Xuân Quyền thủ đã có thể (dựa vào sự thay đổi này) nhanh chóng cảm nhận chứ không phải nhìn thấy, để điều chỉnh chính mình. Loại thông tin feedback trở lại này có thể làm cho quyền thủ Vĩnh Xuân thông qua sự biến đổi bộ pháp làm cho mình luôn luôn trong tư thế áp đảo và hóa giải đối phương.
Tâm pháp
Giữ vững đường hướng ra đòn theo trung tuyến là phương thức ra đòn đá một cách trực tiếp và đơn giản nhất. Nếu đối thủ áp sát theo một đường cong, quyền thủ Vĩnh Xuân tất có đủ thời gian để phản ứng, thì lúc này một đòn đá sẽ là biện pháp nhanh gọn nhất. Giữa hai người là đường tí ngọ (đường trung tuyến), chỉ cần đánh trực tiếp vào trung tâm đối phương là được. Nếu như sự tiến công của đối phương đã chiếm lĩnh được trung tuyến một cách vững vàng, thì quyền thủ Vĩnh Xuân có thể bước tiến thêm một bước, hoặc bước một bước đến phía cánh của đối phương, tạo ra một đường tí ngọ mới.
Phương thức dùng một chân để ra đòn, trong khi lấy chân khác làm trụ nâng đỡ cơ thể có ưu điểm là khi một chân làm động tác, thì chân kia sẽ đảm nhiệm việc nâng đỡ toàn bộ khối lượng cơ thể, giữ cho cơ thể ở trạng thái thăng bằng.
Việc dùng chân để chống lại võ khí thực ra cũng không khác mấy so với việc dùng chân để chống lại người, chẳng qua mục tiêu phải là chân trụ của địch thủ. Trong điều kiện thời gian và phạm vi nhất định, với ý niệm công thủ theo trung tuyến, quyền thủ Vĩnh Xuân có thể bắt đầu với bộ phận mà địch thủ gần mình nhất.
Có lúc đường hướng tiến công gặp trở ngại, (sự ra đòn và phản ứng của quyền thủ Vĩnh Xuân) không đủ nhanh và trực tiếp, lúc này, quyền thủ Vĩnh Xuân có thể thừa cơ trước khi đối phương ra đòn, nhập nội, phá vỡ nhịp tiến công và ngăn chặn đòn đánh. Đường hướng mà (quyền thủ Vĩnh Xuân) bị án ngữ sẽ lập tức được sắp xếp và bố trí lại.
Cơ sở
– St –